Duration 8:21

Afghanistan: Hồi kết cho cuộc chiến 20 năm, Mỹ tuyên bố rút quân

255 watched
0
3
Published 19 Apr 2021

Ngày 14/4, Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo, Mỹ sẽ rút hết binh sĩ còn lại khỏi Afghanistan vào ngày 11/9 năm nay, kết thúc cuộc chiến kéo dài nhất lịch sử quốc gia này. Việc Mỹ rút khoảng 2.500 lính khỏi quốc gia Tây Nam Á này trùng vào dịp kỷ niệm 20 năm ngày “xứ sở cờ hoa” bị tấn công khủng bố bởi al-Qaeda, và là “giọt nước tràn ly” khiến Mỹ khởi động chiến dịch chống khủng bố và đưa quân vào Afghanistan. Ông Joe Biden khi còn là Phó Tổng thống Mỹ, đi thăm một trung tâm huấn luyện của Quân đội Quốc gia Afghanistan (ANA) ở Kabul vào ngày 1/11/2011. (Nguồn: AFP) Sau gần 2 thập kỷ và 3 nhiệm kỳ tổng thống, với cuộc chiến lấy đi hàng ngàn mạng sống của lính Mỹ và người Afghanistan, ông Biden đã dõng dạc tuyên bố rằng, động thái rút hết quân khỏi Afghanistan là điều mà không ai trong 3 người tiền nhiệm của ông làm được. “Đã đến lúc kết thúc cuộc chiến dài nhất của nước Mỹ. Đã đến lúc quân đội Mỹ phải về nhà”, ông Biden phát biểu về quyết định trên. “Tôi hiện là tổng thống Mỹ thứ tư quản lý sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Afghanistan. Hai tổng thống thuộc đảng Cộng hòa, hai tổng thống thuộc đảng Dân chủ. Tôi sẽ không chuyển trách nhiệm này cho người thứ năm”. Sau khi Mỹ công bố quyết định của mình, Anh, Đức và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tuyên bố sẽ cùng với Mỹ rút toàn bộ quân đội khỏi Afghanistan. Cụ thể, Anh sẽ rút khoảng 750 binh sĩ, với Đức là 1.000 binh sĩ. NATO cũng cho biết, 7.000 binh lính không phải của Mỹ ở Afghanistan cũng sẽ rời đi trong vài tháng tới. Hiện quân đội Mỹ tại Afghanistan còn khoảng 2.500 lính, rất ít so với đỉnh điểm hơn 100.000 lính vào năm 2011. Trên thực tế, con số này lớn hơn do lực lượng chống khủng bố Mỹ không được tính vào số lượng huấn luyện chính thức. Khởi đầu cuộc chiến chống khủng bố Cuộc chiến tại Afghanistan được châm ngòi sau thảm họa khủng bố ngày 11/9/2001. Vào cái ngày định mệnh đó, các phần tử khủng bố của al-Qaeda đã bắt cóc bốn chiếc máy bay dân dụng và lái những chiếc máy bay này đâm vào Trung tâm Thương mại Thế giới (New York), Lầu Năm góc (Virginia) và một cánh đồng ở Pennsylvania. Vụ khủng bố này đã khiến gần 3.000 người chết. Ngay sau đó, Osama bin Laden, kẻ đứng đầu nhóm khủng bố Hồi giáo, được xác định là kẻ đứng sau vụ tấn công. Ngày 11/9/2001 được coi là ngày tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ. (Nguồn: Getty) Ngay sau vụ khủng bố 11/9, Mỹ có lý do chính đáng để mang quân sang chiến đấu ở Afghanistan - quét sạch nhóm khủng bố al-Qaeda và lật đổ chính quyền Taliban, lực lượng chính trị và quân sự Hồi giáo điều hành quốc gia này. Mặc dù không ai trong số những kẻ không tặc hoặc lập kế hoạch là người Afghanistan, chính quyền Tổng thống George W. Bush đã xếp các thủ lĩnh Taliban vào đối tượng khủng bố, do họ đã cho al-Qaeda mật phục và từ chối giao nộp người cầm đầu Osama bin Laden. Chiến dịch Tự do Bền vững bắt đầu vào ngày 7/10/2001 với các đợt ném bom vào các lực lượng của Taliban. Trong vòng sáu tháng, các thủ lĩnh của al-Qaeda và Taliban đã chết, bị bắn hoặc đang lẩn trốn. Tuy nhiên, thay vì rút quân, Mỹ bắt đầu xây dựng kế hoạch phản đòn - điều dẫn tới các cuộc chiến trong 20 năm sau đó. Vào đầu tháng 11/2001, một nhóm nhỏ lính thuộc lực lượng đặc biệt Mỹ đã được triển khai tới Afghanistan để chiến đấu cùng với Liên minh miền Bắc, một đội quân mang tên Liên minh miền Bắc được hình thành chủ yếu từ các tay súng du kích và binh lính quân đội thuộc chính phủ đã bị Taliban lật đổ năm 1996. Tháng 12/2001, các lực lượng của Taliban đã bị đánh bật khỏi các thành trì của chúng ở Kandahar. Các hang động ở Tora Boca, phía Đông Nam Kabul, nơi được cho là chỗ trú ẩn của Bin Laden, đã bị máy bay B-52s của Mỹ ném bom trong suốt hai tuần. Taliban sụp đổ, nhưng Bin Laden đã trốn thoát cùng với Mullah Omar - thủ lĩnh của Taliban. Tháng 3/2002, các đơn vị quân đội Mỹ và Afghanistan đã tiến hành Chiến dịch Anaconda, cuộc tấn công trên mặt đất quy mô lớn đầu tiên kể từ sau cuộc chiến ở Tora Bora hồi tháng 12/2001. Hơn 800 tay súng Taliban và Al Qaeda đã bị đánh bật khỏi Thung lũng Shah-i-Kot trong chiến dịch này. Tháng 5/2003, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld thông báo các chiến dịch chiến đấu lớn đã chấm dứt ở Afghanistan. Trong cùng ngày, Tổng thống Mỹ George W. Bush tuyên bố “nhiệm vụ đã hoàn thành” ở Iraq. Khi đó, có khoảng 8.000 quân đóng tại Afghanistan. Bước ngoặt quan trọng Năm 2009, Tổng thống Mỹ Barack Obama quyết định tăng cường sự hiện diện của quân đội Mỹ lên 68.000 binh sĩ, thực hiện đúng lời hứa của ông trong quá trình tranh cử là chuyển trọng tâm quân sự từ Iraq sang Afghanistan. Tuy nhiên, cuộc chiến vẫn chưa thể nhanh chóng đạt được thắng lợi.

Category

Show more

Comments - 0